Kinh doanh dịch vụ Homestay là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi có giấy phép con để hoạt động hợp pháp. Với kinh nghiệm dày dặn trong việc tư vấn, chuẩn bị hồ sơ đăng ký cấp phép kinh doanh dịch vụ Homestay, sau đây Luật Trí Tuệ xin tổng hợp toàn bộ các điều kiện theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ Homestay cho quý khách hàng nắm rõ.
- Thủ tục 1: Đăng ký kinh doanh (mở công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể)
Đối với kinh doanh dịch vụ lưu trú nói chung, để tiến hành thẩm định, cần đặc biệt chú ý đến 4 tiêu chí sau:
– Diện tích phòng đảm bảo đủ không gian. Theo Luật Du lịch 2005, bạn cần đảm bảo tối thiểu: 8 m2/ phòng đơn; 10 m2/ phòng đôi; 3 m2/ phòng tắm;….
– Có thiết bị tiện nghi, an toàn. Bạn cần đảm bảo tiện nghi cơ bản. Ví dụ như giường nệm, đèn, quạt/ điều hòa, chốt phòng, đồ chăm sóc cá nhân. ĐẶC BIỆT LƯU Ý: PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ.
– Kê khai bảng giá niêm yết. Nhằm chống tình trạng chặt chém và bảo vệ quyền chọn lựa của người tiêu dùng, Luật Du lịch quy định: Bất cứ homestay nào muốn đi vào hoạt động đều phải có bảng niêm yết giá công khai tất cả các dịch vụ (bao gồm dịch vụ đi kèm)
– Hình thức kinh doanh homestay là một dạng dịch vụ du lịch trải nghiệm để du khách được sống như người bản xứ.
Với bản chất như vậy, quý khách hãy đăng kí hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty có ngành nghề phù hợp.
- Thủ tục 2: Xin cấp giấy phép đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
Theo Nghị định số 46/2012/NĐ-CP và Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định: Kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay bắt buộc cần có văn bản Cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Hồ sơ gồm:
– Văn bản thông báo về Cam kết đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy” và văn bản Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
– Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
– Phương án chữa cháy.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Cơ quan tiếp nhận: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ công an.
- Thủ tục 3: Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự để kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Căn cứ vào Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do Chính phủ ban hành thì
Hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
– Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ hộ gia đình kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận này); Chứng nhận đầu tư/ đăng ký hoạt động (đối với chi nhánh doanh nghiệp)/đăng ký thuế (đối với các tổ chức sự nghiệp có thu)
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
– Bản khai lý lịch của những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp). Nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản khai nhân sự, bản photocopy hộ chiếu, bản photocopy thẻ cư trú (xuất trình bản chính để kiểm tra)
- Thủ tục 4: Ngoài giấy phép kinh doanh, một thủ tục pháp lý cũng nên lưu ý là CÔNG NHẬN XẾP HẠNG do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp. Đây là chứng nhận giúp tăng tính chuyên nghiệp, độ tin tưởng và hỗ trợ quảng bá chất lượng cho homestay.
Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch (Tham khảo phụ lục 1 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
– Bảng biểu đánh giá chất lượng homestay.
– Danh sách quản lý và nhân viên homestay (Tham khảo phụ lục 2 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
– Bản sao công chứng giấy phép đăng kí KD.
– Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ của người quản lý Homestay.
– Giấy xác nhận cam kết tuân thủ điều kiện về phòng chống cháy nổ.
– Biên lai nộp lệ phí thẩm định.
- Thủ tục 5: Đăng ký lưu trú, Khai báo tạm trú
Người nước ngoài, Việt kiều khi nhập cảnh và cư trú tại một địa chỉ cụ thể cần khai báo tạm trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam:
– Khai báo tạm trú
+ Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
+ Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
+ Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định trên.
Nếu Bạn chưa có kinh nghiệm trong việc xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ Homestay. Hãy để Luật Trí Tuệ hỗ trợ bạn toàn bộ thủ tục. Hotline tư vấn miễn phí: 0947.80.9996