Đăng ký nhãn hiệu là nền tảng pháp lý vững chắc nhất trong việc bảo vệ nhãn hiệu – tài sản vô hình đặc biệt của doanh nghiệp. Nhãn hiệu được bảo hộ cũng giúp chủ sở hữu yên tâm hơn trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ của mình ra thị trường bởi đây là hình ảnh thương hiệu, niềm tin khách hàng, chất lượng sản phẩm và gắn liền với uy tín của doanh nghiệp.

I. Thông tin chung về cơ chế bảo hộ nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu là gì ?
Nhãn hiệu là những cái hàng ngày chúng ta đều gặp và tiếp xúc ngoài đường, trên truyền hình, mạng xã hội,… Nó có thể là hình ảnh, từ ngữ, hình vẽ, chữ cái hay là sự kết hợp của các yếu đố đó và thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, đây là những dấu hiệu để người tiêu dùng, đối tác có thể phân biệt, nhận biết được hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức với nhau.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là việc làm cần thiết để bảo vệ nhãn hiệu của mình khỏi những hành vi xâm phạm và đảm bảo quyền và lợi ích của chủ sở hữu.
2. Những ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam ?
Ai cũng có thể tiến hành xin cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Người nộp đơn đăng ký có thể là :
– Cá nhân người Việt Nam;
– Doanh nghiệp Việt Nam;
– Cá nhân là người nước ngoài;
– Thương nhân nước ngoài;
– Các tổ chức của Việt Nam và của nước ngoài.
3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Để nhãn hiệu đủ khả năng bảo hộ tại Việt Nam, thì Luật sở hữu trí tuệ quy định các điều kiện mà nhãn hiệu cần đáp ứng được gồm:
– Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng như: chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, từ ngữ, hinh 3d hoặc sự kết hợp các dạng đó.
– Có khả năng phân biệt: phải là duy nhất, chưa được bảo hộ hay đã được nộp đơn đăng ký.
>>Xem thêm: Những dấu hiệu không được bảo hộ làm nhãn hiệu
4. Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu theo quy định
– Phí phân loại sản phẩm/dịch vụ: 100.000 đồng/ mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi nộp thêm: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ);
– Phí công bố đơn : 120.000 đồng;
– Phí tra cứu thông tin nhãn hiệu nhằm phục vụ thẩm định: 180.000 đồng/ mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ);
– Phí công bố quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/ 1 Văn bằng;
– Phí đăng bạ quyết định cấp Văn bằng bảo hộ : 120.000 đồng/ 1 Văn bằng
II. Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ
1. Các bước đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ hay chưa? Sau đó chủ sở hữu cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không? Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền. Tránh được thời gian sau khi thẩm định dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ sở hữu.
Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu:
Để thực hiện việc tra cứu, Quý khách hàng chuẩn bị các thông tin sau:
– Mẫu nhãn hiệu;
– Danh mục sản phẩm dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu.
Chúng tôi sẽ tư vấn và tra cứu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng. Trường hợp Quý khách hàng muốn tra cứu chuyên sâu đánh giá cao nhất khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Luật Trí Tuệ sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có kết quả tra cứu, nếu khả năng nhãn hiệu thương hiệu bảo hộ được, quý khách tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký
Sau khi có trong tay bộ hồ sơ gồm các tài liệu, giấy tờ đã ký, đóng dấu đầy đủ, quý khách hàng nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và tp Hồ Chí Minh để Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định theo các yêu cầu để làm cơ sở quyết định cấp hoặc từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.
2. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức:
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký:
Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được công bố trên công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký:
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.
– Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
– Nếu đơn đăng ký không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Thời hạn thẩm định nội dung: 09-12 tháng kể từ ngày công bố đơn
Giai đoạn 4: Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thời hạn cấp văn bằng từ 02 – 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Tuy nhiên, trên thực tế thời gian thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu từ khi nộp đến khi được cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng thông thường kéo dài từ 15 – 18 tháng.
* Văn bằng bảo hộ nhãn hiệ có thời hạn bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Và được gia hạn không hạn chế khi kết thúc thời hạn bảo hộ. Do vậy, doanh nghiệp được sở hữu nhãn hiệu và là tài sản đi cùng suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp luôn gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đúng quy định sau 10 năm hết hạn.
3. Các thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu độc quyền theo mẫu (2 bản chính);
– Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu);
– Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí nếu người nộp đơn nộp phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ (01 bản);
– Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện (01 bản)
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu có (01 bản)
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu có (01 bản)
III. Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu của Luật Trí Tuệ
– Tư vấn, hỗ trợ tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu. Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu nếu chưa tìm được đối chứng tương tự với nhãn hiệu tra cứu doanh nghiệp tiến hành tra cứu chính thức để có kết quả toàn diện xác định phương án nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
– Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình thẩm định đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
– Tư vấn phương án sửa đổi nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;
– Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu: Theo quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh ưu tiên người sử dụng trước;
– Tư vấn phạm vi bảo hộ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Quyền đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung được xác nhận phạm vi bảo hộ theo lãnh thổ quốc gia, tức là nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó mà không phải cứ đăng ký một quốc gia đương nhiên được bảo hộ trên toàn thế giới. Do vậy, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh sản phẩm dịch vụ của mình ở các quốc gia khác nhau cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình ở các quốc gia đó để hàng hóa, dịch vụ của mình không bị tranh chấp về việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.
– Tư vấn cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở các quốc gia khác nhau khi doanh nghiệp có nhu cầu: tư vấn cách thức xác lập quyền đối với nhãn hiệu tại các nước trên thế giới vì tùy thuộc vào luật pháp của mỗi nước quy định quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu;
– Tư vấn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp ở từng nước hoặc đăng ký qua hệ đăng ký quốc tế Madrid bằng cách nộp một đơn duy nhất trong đó có chỉ định các nước xin đăng ký. Khi đăng ký theo Madrid, trước hết nhãn hiệu phải đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký tại Việt Nam tùy thuộc vào các nước xin bảo hộ thuộc khối Madrid Protocol hay khối Madrid Agreement.
– Đại diện cho khách hàng, doanh nghiệp, chủ đơn là người nước ngoài trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;-
– Đánh giá hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và khả năng vi phạm các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
– Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu;
– Tư vấn, hỗ trợ xử lý vi phạm nhãn hiệu;
– Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu;
– Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền nhãn hiệu;
Vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/ Zalo: 0947.80.9996 để được tư vấn miễn phí toàn bộ thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu.
Thông tin liên hệ – CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ LUẬT TRÍ TUỆ
Hotline tư vấn miễn phí: 0947.80.9996
Email: congtyluattritue@gmail.com
Website: luatsuthoidaimoi.vn