Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là thủ tục cần thiết để chủ sở hữu xác lập quyền đối với kiểu dáng của mình.
I. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi nào ?
Kiểu dáng công nghiệp đăng ký phải có Tính mới và có tính ứng dụng công nghiệp thì mới đủ điều kiện bảo hộ.
– Tính mới được giải thích là:
+ Khác biệt cơ bản với các kiểu dáng công nghiệp đã được mô tả trong các đơn nộp cho cơ quan sở hữu công nghiệp
+ Khác biệt cơ bản với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã được công bố trong các nguồn thông tin như nguồn thông tin liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở nước ngoài, các nguồn thông tin khác
+ Chưa được bộc lộ công khai ở trong và ngoài nước tới mức căn cứ vào đó, chuyên gia có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được kiểu dáng công nghiệp đó.
– Tính ứng dụng công nghiệp được giải thích là: Kiểu dáng công nghiệp có thể dùng để làm mẫu chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là nó bằng hình thức thủ công hoặc công nghiệp hóa.
Các kiểu dáng công nghiệp không được bảo hộ gồm:
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với chuyên gia có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng
– Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật bắt buộc phải có
– Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng
– Hình dáng các sản phẩm chỉ có giá trị thẩm mỹ
II. Quy trình, hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
1. Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng sản phẩm
Bước 3: Xử lý đơn đăng ký
– Thẩm định hình thức và công bố đơn đăng ký KDCN: 02 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ
– Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp: 10 tháng tiếp theo
– Ra quyết định cấp, đăng bạ, công bố Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp: 01 tháng
2. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu;
– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
– Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng Công nghiệp: 06 bộ;
– Bản sao đăng ký kinh doanh;
– Giấy uỷ quyền cho Luật Trí Tuệ.
III. Dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
– Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
– Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
– Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
– Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
– Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
– Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua số máy 0947.80.9996. Qúy khách sẽ được miễn hoàn toàn phí tư vấn